CỔNG TAM QUAN NHÀ THỜ HỌ - CÔNG TRÌNH TÂM LINH TRUYỀN THỐNG VIỆT
Khi nói đến những công trình kiến trúc tâm linh mang ý nghĩa truyền thống của Việt Nam thì không thể không nhắc đến sự xuất hiện của Cổng tam quan đá nhà thờ họ. Xưa nay cha ông ta luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, vậy nên cánh cửa để bước vào những không gian linh thiêng này là một trong những hạng mục công trình mà người ta vô cùng chú trọng.
Cổng tam quan là gì?
Cổng là một danh từ chỉ lối ra lối vào thường được xây dựng ở phía ngoài cùng của công trình, là thứ dùng để bảo vệ và ngăn cách giữa bên trong với bên ngoài. Bất kì một ngôi nhà, chùa, nhà thờ họ, hay lăng mộ nào cũng đều có cổng để vào.
Cổng tam quan nhà thờ họ là cổng tam quan có ba cửa ra vào gồm một cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ ở hai bên, vách cổng được làm bằng gỗ hay xây bằng tường gạch theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam.
Cổng tam quan xưa kia chỉ phổ biến ở những khu vực chùa chiền, xây dựng với mục đích dành cho những dịp có vua chúa về ngự, hạn chế người đi qua từng cánh cổng để đến được khuôn viên bên trong. Thế nhưng sau này khi đời sống kinh tế của con người phát triển, cổng tam quan đá dần không còn bị giới hạn, người ta ưa chuộng những kiến trúc truyền thống này bài trí tại những không gian tâm linh khác nữa như cổng tam quan khu lăng mộ đá, cổng tam quan nhà thờ họ,..
Nguồn gốc danh xưng “tam quan”
Tam quan là một từ Hán Việt xuất hiện tại nước ta vào thời phong kiến, khi còn tồn tại chế đọ vua chúa. Từ ngữ này lần đầu được nhắc tới trong “Lăng nghiêm tam quan” và “Hoàng Long Tam quan” khi vị pháp sư Từ Vân Tuân Thức hỏi vị quan chú giải kinh Lăng Nghiêm ba câu hỏi về “Tam quan”. Tuy nhiên, do không trả lời được nên vị pháp sư này ném bản thảo chú giải vào lửa từ đó mới có danh từ “Lăng Nghiêm tam quan”. Còn Hoàng Long tam quan là ba câu hỏi về Phật thủ, Lư cước và Sanh Duyên. Cái tên “Tam quan” được khởi nguồn từ đó, sau này được áp dụng cho việc gọi tên cổng đền, chùa,.. như tượng trưng cho Không quan, Giả Quan và Trung Quan.
Các loại cổng tam quan nhà thờ họ hiện nay
Cổng có gác:
Tuỳ theo nhu cầu mỗi người mà cổng có thể có một hoặc 2 tầng hoặc xây gác bên trên. Cổng bằng đá mỹ nghệ hay gạch ngói đều có gác bên trên nhưng đôi khi cũng có thể gỉa gác chủ yếu để tạo chiều cao. Tại các chùa chiền, người ta thường xây thành hai tầng có gác để chứa các vật mang nghi thức lễ chùa như chuông, trống, khánh.
Cổng tứ trụ:
Cổng này dùng bốn trụ biểu thay vì xây tường vách xung quanh. Hai trụ giữa sẽ vươn cao lên hai trụ ngoài cùng để tạo lối đi và làm nổi bật cửa chính. Phía trên nối liền bốn trụ biểu là xà cách điệu làm trán cổng.
Ngoài ra, cổng tam quan có rất nhiều biến thể, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dọc trên mảnh đất hình chữ S này. Người ta cũng có thể cải tiến làm cổng tam quan trở nên độc đáo, bắt mắt hơn bằng cách tạo mái cong, khắc hoạ tiết hoặc làm cổng bằng những vật liệu đắt đỏ
Cổng tam quan nhà thờ họ rất phổ biến tại miền Trung Việt Nam. Mỗi nhà thờ họ đều có cổng tam quan rất to ở phía bên ngoài chủ yếu làm bằng đá hoặc gỗ, những cột trụ vững chắc này tồn tại từ thời phong kiến đến hiện nay.
Ý nghĩa của cổng tam quan nhà thờ họ
Như đã nói ở trên, cổng tam quan đại diện chi Không quan, Giả quan và Trung quan. Vì vậy trong phong tục, tín ngưỡng thuần khiết của người Việt khi xây nên cổng mang một ý nghĩa to lớn
- Trong Phật giáo, cổng tam quan có ý nghĩa rằng
- Cổng không quan: Mọi vật đều không thật tướng, thật tính, mọi pháp vốn không nói về tư tưởng “Không” của Phật
- Cổng giả quan: Xét mọi sự vật đều biến hoá, giả tạm và vô thường nói về sự “Vô thường” của Phật
- Cổng Trung quan: có ý nghĩa quán sự vật theo tư tưởng trung đạo trong giáo lý Phật giáo không thiên lệch, thiên vị một cực nào, tả như hữu
Cổng tam quan cũng mang một ý niệm về tam giải thoát môn gồm các cửa vô tác vô thường, vô không để có thể bước vào Niết Bàn tức con người khi bước vào sẽ rũ bỏ mọi oán hận, đau khổ để tìm sự thanh bình, an lạc.
- Trong thời vua chúa ngày xưa, khi Phật giáo chưa du nhập sâu vào đất Việt, họ quan niệm cổng tam quan như lối đi để phân biệt địa vị. Theo đó, cửa chính ở giữa sẽ là cửa cho vua chúa, cửa bên trái dành cho quan văn, cửa bên phải dành cho quan võ. Ở các vùng quê thường có các cổng tam quan ở trước làng, thôn bởi ngày xưa họ thường xây để đón vua chúa, quan văn võ đến thăm, thị sát.
Cổng tam quan nhà thờ họ hiện nay có đắt không?
Cổng tam quan nhà thọ hiện nay có rất nhiều loại phổ biến trên thị trường nhưng chủ yếu là làm từ đá mỹ nghệ. Những loại đá này rất bền và cứng cáp, có khả năng chịu mọi loại thời tiết khắc nghiệt nên việc làm cổng tam quan nhà thờ họ bằng đá mỹ nghệ được ựa chuộng hơn bao giờ hết
Tuỳ nhu cầu khách hàng mà cổng tam quan có nhiều mức giá khác nhau. Khách hàng có thể chọn loại đá xanh mỹ nghệ tự nhiên bởi chi phí hợp lý phù hợp với khả năng tài chính.
Đến với cơ sở đá mỹ nghệ Hoàng Đông, khách hàng sẽ được tư vấn và được vẽ bản thiết kế chi tiết xây dựng cổng tam quan nhà thờ họ. Với kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề và tinh thần phục vụ nhiệt huyết, chúng tôi tự tin luôn cung cấp những chuỗi dịch vụ làm quý khách hàng hài lòng, dù là những khách hàng khó tính nhất.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã có thêm thông tin hữu ích về công trình tâm linh cổng tam quan đá nhà thờ họ. Theo dõi Đá mỹ nghệ Hoàng Đông để cập những những bài viết mới nhất nhé.
Tham khảo thêm: THỈNH TƯỢNG PHẬT ĐÁ - KHI CON NGƯỜI TRỞ VỀ VỚI TÂM HỒN AN YÊN
|